Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

Ca lâm sàng hiếm: Tim không có trong lồng ngực

Một ca lâm sàng vừa được đăng trên trang web Radiopedia về trường hợp hy hữu trong y khoa: tim lạc chỗ trong ổ bụng. Bệnh nhân nam, 25 tuổi tiền sử bị trào ngược dạ dày thực quản nhiều năm...

Hình ảnh phim chụp X quang ngực thẳng

Phim nghiêng
Phim chụp x quang ngực thẳng và nghiêng không hề thấy bóng tim. Có thể thấy các động mạch phổi phân nhánh từ rốn phổi hai bên. 

Chụp CT bụng thấy hình ảnh tim nằm hoàn toàn trong ổ bụng. 

Bàn luận
- Tim lạc chỗ trong ổ bụng (ectopia cordis interna) còn gọi là hội chứng Tin Man là một biến thể rất hiếm gặp của tim lạc chỗ (ectopia cordis). Tim lạc chỗ trong ổ bụng thường không có triệu chứng gì mà  phát hiện tình cờ khi chụp chiếu hoặc khám lâm sàng không nghe thấy tiếng tim trên ngực hoặc sờ thấy khối đập trong ổ bụng.
- Lịch sử: đáng chú ý là biến thể giải phẫu này được thấy trong một bức tranh của Leonardo Da Vinci vẽ từ năm 1502! Văn bản đầu tiên mô tả về tình trạng này là một tập san chuyên khảo Hoàng gia vào năm 1874, tác giả là của bác sĩ Nohear Lubdub với tiêu đề "một trường hợp bất thường tim lạc chỗ vùng dạ dày ở một cậu bé Haryana". Tuy nhiên bài báo này sau đó đã bị rút lại do bị cáo buộc là hình ảnh đã qua chỉnh sửa. Mãi đến năm 1908, công việc cua bác sĩ Lubdub được minh oan khi tình trạng này được khẳng định bằng sự ra đời của chụp X quang ngực. Thật không may, bác sĩ Lubdub đã bị trầm cảm sau khi bị trục xuất khỏi Hội Hoàng gia, thi thoảng người ta thấy ông lang thang trên đường và lẩm bẩm "nhưng mà nó đập..." và sau này ông chết thế nào không ai được rõ. 
Bức tranh của Leonardo Da Vinci vẽ từ đầu thế kỷ 16 
Theo: RadiologYhanoi

Share: